Đào Huệ 1 năm trước

[TÌM HIỂU] Luật Bida Lỗ Sọc Trơn

Bida Lỗ Sọc Trơn hay đươc gọi là Bàn Bi A  8 bóng, được biết đến với cái tên quốc tế là “pool 8 bal”l đây là một thể loại trong môn bida lỗ. Cách chơi của thể loại này không khó chỉ cần lựa chọn được nhóm bi của mình  và đưa chúng vào lỗ trước khi đưa bi số 8 cuối cùng vào. Tuy nhiên, để thành thạo và có thể thi đấu tại các giải đấu có quy mô thì việc đầu tiên cần làm là hiểu cặn kẽ cách thức, Luật Bida Lỗ Sọc Trơn này.Mời bạn đọc theo dõi bài viêt sau của Hmod.

Luật Bida Lỗ Sọc Trơn
Luật Bida Lỗ Sọc Trơn

Nguồn gốc ra đời của bộ môn bida- Luật Bida Lỗ Sọc Trơn

Theo thông tin của một số loại tài liệu thì Bida xuất hiện vào khoảng thế kỷ 14 với nhiều tên gọi khác nhau: ở Pháp người ta gọi là bilhard; ở Ý gọi là biglia; tại Tây Ban Nha gọi là virlota; ở đất nước Anh thì gọi là “ball-yard”.

Trước đó, môn thể thao này chủ yếu được chơi ngoài trời, người chơi sẽ dùng gậy của mình có kiểu dáng như một cây gậy đánh golf đánh bi xuyên qua 1 khung sắt nhỏ, phía trước dựng nhiều chướng ngại vật khác nhau.

Ai vượt qua hết các chướng ngại vật và đánh qua khung sắt trước tiên thì sẽ là người chiến thắng. Nhưng đến thời điểm chiếc bàn Bida đầu tiên được Vua Louis XI của Pháp mua về thì đã khiến Bida phát triển sang một trang hoàn toàn mới. Môn Bida ngoài trời cũng được chuyển vào chơi trong nhà.

Luật Bida Lỗ Sọc Trơn
Luật Bida Lỗ Sọc Trơn

Trải qua các giai đoạn lịch sử, dần dần bida được chuyển sang đánh bi vào lỗ. Vì vậy, cây gậy cong để đánh các bi đó không còn phù hợp nên chuyển sang sử dụng gậy dài, thẳng và đầu nhỏ mà ngày nay chúng ta gọi là cơ.

Việc thay đổi kiểu dáng và kiểu chơi của Bida đã khiến môn thể thao này càng phổ biến rộng rãi hơn ở nhiều nước cũng như thành phần dân chơi cũng đa dạng hơn. 

Qua đó, nhiều câu lạc bộ bida bắt đầu xuất hiện, song song với đó là nhiều thể thức thi đấu khác nhau như pool kiểu Mỹ, bida carom, pool 8 ball, snooker, pool 9 ball…

Luật Bida Lỗ Sọc Trơn
Luật Bida Lỗ Sọc Trơn

Bida du nhập vào Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước, theo thời gian, giới trẻ Việt nhiều thế hệ đã trở nên quen thuộc với bộ môn thể thao bida.

Dù chưa thể xác định thời điểm bida du nhập vào nước ta, nhưng chắc chắn môn này đã theo chân người Pháp đến Việt Nam. Trước năm 1975, bida được xem như một trò chơi giải trí và lan rộng đến tận các làng, xã ở miền Nam.

Tại Sài Gòn có khá nhiều cơ thủ “một thời vang bóng” như: các ông Năm Thượng, Ba Y, Chín Hồng (Đinh Phước Hồng), Trần Vinh Hồng (Hồng Quốc Thanh), Bảy Hóa Thời, Long, Lê Phước Lợi… Những tiệm bida nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Huỳnh Kỳ, Mai Lan, Thành Xương, Diên Hồng, Cư xá Hỏa xa… thường quy tụ nhiều anh tài.

Cách tính điểm trong trận bida lỗ sọc trơn

Luật Bida Lỗ Sọc Trơn
Luật Bida Lỗ Sọc Trơn

Mỗi một mục tiêu lọt vào lỗ hợp lệ cũng sẽ được tính điểm là giá trị của bi mục tiêu đó. Khi trò chơi kết thúc thì người chơi sẽ đạt được 61 điểm hoặc có thể là hơn.

Nếu cả hai đấu thủ đều đạt được khoảng 60 điểm sau tất cả 15 bi mục tiêu đã vào lỗ thì ván đầu cũng được coi là hòa và cũng sẽ chơi lại. Đấu thủ đánh bi mục tiêu cuối cùng để gỡ hòa sẽ được tuyên bố chơi lại.

Mục tiêu của trận đấu

Mỗi cơ thủ phải chọn cho mình 1 loại bi nhất định (Sọc – Trơn) bằng cách đánh bi đó vào lỗ bất kì. 
Lưu ý: Trong lần phát bi đầu tiên (Sau cú khai cuộc) loại bi nào vào lỗ loại bi đó sẽ là bi của người phát bi. Ví dụ: phát bi- bi sọc vào lỗ – thì người đánh tiếp tục đánh bi sọc.

Luật Bida Lỗ Sọc Trơn
Luật Bida Lỗ Sọc Trơn

Cú đánh gọi

Trong cú đánh gọi, các bi và lỗ không cần thiết phải chi 1 cách rõ ràng (tuy nhiên trong thực tế thi đấu những cú đánh đơn giản và quá rõ ràng thì đấu thủ không càn phải gọi, còn những cú đánh phức tạp thì đấu thủ bắt buộc phải báo trước bi và lỗ được gọi).

Khi gọi cú đánh, không cần thiết phải chi rõ các chi tiết như số lần chạm băng, chạm bi. Do đó, bất cứ bi nào được đưa vào lỗ sau 1 cú đánh phạm luật vẫn không được đặt lại bất kể chúng thuộc về người đánh hay đối thủ.

Cú đánh khai cuộc không phải cú đánh gọi. Cơ thủ đánh khai cuộc ở nội dung này có thể tiếp tục đánh sau khi đưa vào lỗ bất cứ bi mục tiêu nào trong cú đánh khai cuộc hợp lệ.

Sắp xếp bi

Bi trong thể loại này sẽ được xếp trong khuôn tam giác với bi số 8 nằm ở chính giữa tam giác. Mỗi loại bi mục tiêu sẽ được sắp xếp một bi loại này ở đầu và một bị loại còn lại ở cuối và hai góc cũng xếp đan xen như vậy một bi trơn và một bi sọc.

Luật Bida Lỗ Sọc Trơn
Luật Bida Lỗ Sọc Trơn

Thứ tự của cú đánh khai cuộc

Người thắng trong lần thi giành quyền khai cuộc sẽ khai cuộc. Trong nội dung bida 8 bóng, người thắng mỗi ván sẽ khai cuộc ở ván tiếp theo trừ khi có những quy định khác của ban tổ chức bida cụ thể như:

  • Cơ thủ luân phiên khai cuộc
  • Cơ thủ thua khai cuộc
  • Cơ thủ thắng khai cuộc.
Luật Bida Lỗ Sọc Trơn
Luật Bida Lỗ Sọc Trơn

Khai cuộc đúng luật

Cơ thủ khai cuộc với bi cái được đặt sau làn ngang đầu bàn và đưa bi mục tiêu vào lỗ với điều kiện phải có ít nhất 4 bi mục tiêu chạm băng, nếu cú đánh không đủ tiêu chí trên thì coi như là phạm luật.

Cơ thủ tiếp theo có quyền chọn giữa đánh tiếp với vị trí bi được giữ nguyên hoặc yêu cầu trọng tài xếp lại bi để thực hiện khai cuộc hoặc yêu cầu đối phương khai cuộc lại.

Bi cái vào lỗ trong cú đánh khai cuộc

Nếu khi bi cái vào lỗ trong cú đánh khai cuộc thì bị coi là lỗi và toàn bộ bi mục tiêu được đưa vào lỗ sẽ không được đặt lại ngoại trừ bi số 8.

Cơ thủ tiếp theo sẽ được quyền yêu cầu khai cuộc lại hoặc yêu cầu đặt bi số 8 vào điểm quy định và tiếp tục đánh và có thể đặt bi cái ở sau làn ngang đầu bàn.

Bi mục tiêu rơi khỏi bàn trong cú đánh khai cuộc

Nếu đấu thủ làm rơi bi mục tiêu ra khỏi bàn trong cú đánh khai cuộc thì đó bị xem là lỗi. Những bi mục tiêu đó sẽ không được đặt trở lại và đấu thủ tiếp theo sẽ được chọn giữa chấp nhận đánh tiếp với vị trí do đấu thủ trước để lại hoặc yêu cầu rời bi cái về sau lằn ngang đầu bàn.

Cú đánh hợp lệ

Tất cả các cú đánh (ngoại trừ cú đánh khai cuộcvà khi bàn để mở), cơ thủ phải đánh đúng nhóm bi của mình trước và đưa vào lỗ một bi mục tiêu hoặc làm cho bi cái hay bất cứ bi mục tiêu nào khác phải chạm băng.

Cơ thủ có quyền đánh bi cái vào băng trước khi chạm bi mục tiêu trong nhóm của mình, tuy nhiên sau khi chạm bi mục tiêu thì bi mục tiêu này phải vào lỗ hoặc bi cái hay bất cứ bi mục tiêu khác phải chạm băng. Không đáp ứng được những yêu cầu này thì coi như là phạm lỗi

Đánh an toàn

Vì lý do chiến thuật, cơ thủ có thể đưa vào lỗ một bi mục tiêu rõ ràng và cũng không tiếp tục lượt cơ của mình bằng cách tuyên bố “đánh an toàn” trước.

Cú đánh an toàn được định nghĩa là cú đánh hợp lệ. Nếu cơ thủ quyết định đánh an toàn bằng cách đưa vào lỗ một bi mục tiêu rõ ràng thì trước khi đánh phải tuyên bố “đánh an toàn” với cơ thủ của mình. Vì nếu như không tuyên bố trước cơ thủ đó sẽ có thể được yêu cầu đánh tiếp bất cứ bi mục tiêu nào được đưa vào lỗ trong cú đánh an toàn đều không được đặt lại.

Ghi điểm

Một cơ thủ có quyền đánh tiếp cho tới khi không đưa được một trong nhóm bi của mình vào lỗ hợp lệ. Sau khi đấu thủ đánh vào lỗ hợp lệ hết tất cả nhóm bi của mình cơ thủ đó đưa bi số 8 vào lỗ.

Phạt khi phạm lỗi (penalty)

Cơ thủ tiếp theo có bi cái trong tay. Điều này có nghĩa rằng cơ thủ đó có thể đặt bi cái ở bất cứ đâu. Điều luật này nhằm ngăn cơ thủ cố tình phạm lỗi để đưa đối thủ của mình vào thế bất lợi. Với bi cáit rong tay, cơ thủ có thể dùng tay để định vị bi cái.

Bi vào lỗ không hợp lệ

Bi mục tiêu đưa vào lỗ được coi là không hợp lệ khi:- Bi mục tiêu được gọi không vào lỗ đã chỉ định

  • Bi mục tiêu được đưa vào lỗ bằng một cú đánh phạm luật
  • Cơ thủ đã tuyên bố đánh an toàn trước khi đánh

Lưu ý: Tất cả các bi đánh không hợp lệ đều không được đặt lại

Đánh bi số 8

Khi bi số 8 là bi mục tiêu hợp lệ thì đánh bi cái vào lỗ hay phạm lỗi không phải là thua ván đó nếu bi số 8 không vào lỗ hay rơi ra khỏi bàn. Cơ thủ tiếp theo sẽ có bi cái trong tay.

Chú ý: Một cú đánh kết hợp không bao giờ được dùng như một cú đánh hợp lệ để đưa bi số 8 vào lỗ, trừ khi bi số 8 là bi mục tiêu đầu tiên được chạm trong cú đánh.

Thua ván đấu

Một cơ thủ bị coi là thua ván đấu bao gồm những điều sau đây:

  •  Phạm lỗi khi đánh bi số 8 vào lỗ trong khi vẫn còn các bi mục tiêu trong nhóm bi.
  • Làm bi số 8 rơi ra khỏi bản
  • Đánh bi số 8 vào lỗ khi nó không phải là bi mục tiêu
  • Đánh bi số 8 vào lỗ khác với lỗ được chỉ định

Ván đấu bế tắc

Nếu như sau 3 lượt cơ liên tiếp của mỗi cơ thủ (tổng công 6 lượt) thì trọng tài nhận định là sự cố gắng đánh vào lỗ hoặc di chuyển 1 bi mục tiêu nào sẽ dẫn đến thua ván đấu, bi sẽ được xếp lại và cơ thủ khai cuộc ván đó sẽ khai cuộc lại.

Điều luật về sự bế tắc được áp dụng mà không cần chú ý tới số lượng bi còn lại trên bàn trong suốt ván đấu và cần sự đồng ý của cả 2 cơ thủ.

Chú ý: Ba lần phạm lỗi liên tiếp trong 1 ván đấu không phải là thua ván đấu.

Trên đây là những Luật Bida Lỗ Sọc Trơn cơ bản mà Hmod gửi tới bạn. Hi vọng qua bài viết này bạn đã nắm chắc luật chơi của bộ môn thể thao này. 

394 lượt xem | 0 Bình luận